Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Giáo Hội là gì đối với đức Francis? Một tổ chức thần thánh hay một tổ chức từ thiện để bảo vệ quyền con người?

Chúa Giêsu nói: “ Thầy để lại bình an cho anh em,
Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (Gioan 14:27). Đây là lý do tại sao Giáo Hội đã không bao giờ muốn được coi là một tổ chức từ thiện phù hợp với ý thích và không thích của con người thuộc mọi lứa tuổi, không phân biệt các thông lệ và phong tục đạo đức của họ.
Sự bình an mà Giáo Hội trao cho thế giới là sự bình an của Chúa Kitô, và cùng với lòng trung thành đối với những nguyên tắc Kitô Giáo những người Công giáo không bao giờ phải sợ đối mặt với những ý kiến của thời đại họ. Điều cần thiết phải mâu thuẫn với phán quyết của thế gian khiến người Kitô hữu phải sống những gì Chúa Kitô đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo”(Mt 10:34). Tại sao Giáo Hội không thay đổi một chữ nào trong các giáo huấn của Chúa Kitô là bởi vì lòng trung thành của Giáo Hội với Người và với các lề luật thánh thiên của Người, không phải vì các khái niệm hiện đại về phẩm giá con người. Nếu không, Giáo Hội sẽ phải thích ứng vị trí của mình với khái niệm về nhân phẩm phổ biến trong mỗi thời đại lịch sử.
Một ví dụ ấn tượng: thế giới dạy rằng tầm quan trọng của phẩm giá của một người phụ nữ vượt trội so với mạng sống của đứa con. Về điều này, Giáo Hội không chỉ khẳng định rằng “Thiên Chúa là chúa tể và là quan án của sự sống và sự chết”, mà còn trừng phạt với vạ tuyệt thông đối với người mẹ nào thực hiện việc phá thai. Điều này là bởi vì Giáo Hội không đặt nền tảng đạo đức của mình trên “lợi ích chung”, nhưng đặt nó phù hợp với các điều răn của Thiên Chúa. Và trong trường hợp nêu trên, sự vô luân của hành động không được thẩm định trên cơ sở của “vết thương gây ra cho người mẹ “, nhưng thay vào đó là điều răn “Chớ giết người”. Và chúng ta có thể giúp ích bản thân về vô số ví dụ khác nữa.
Mục tiêu của Giáo Hội là sự cứu rỗi các linh hồn và gieo Vương quốc của Đức Kitô vào thế giới. Giáo Hội càng có thể làm lan rộng Vương Quốc này trên trái đất bao nhiêu thì sự bình an thật càng được thành lập và phẩm giá con người càng được tôn trọng. Đó là, sự bình an và nhân phẩm phù hợp với các nguyên tắc Tin Mừng chứ không phải là những thứ của thế giới tục hóa mà chúng ta đang sống.
Chú trọng được công nhận bởi công luận như là một tổ chức đáng tin cậy, được tin cậy vì sự liên đới và mối quan tâm của nó đối với những người có nhu cầu lớn nhất chỉ có thể thích hợp đối với một tổ chức phi chính phủ, nhưng không thích hợp với một tổ chức của Thiên Chúa.
Một lần nữa, đức Francis dường như tìm cách làm biến dạng hình ảnh vị hôn thê Vô Nhiễm Nguyên Tội của Chúa Kitô, khiến Giáo Hội vay mượn một đặc tính thế tục, làm suy giảm và lột bỏ bản chất siêu nhiên của Giáo Hội. Lẽ nào những ý định của một người làm suy yếu hình ảnh của Giáo Hội bằng lời nói của ông ta có thể được tin cậy? Liệu có thể tin vào một nhà lãnh đạo đang hạ thấp tầm mức của chính tổ chức mà ông đang tuyên bố dẫn dắt ? Vậy hãy để chúng ta khơi lại những động lực siêu nhiên đằng sau những nỗ lực rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội
Mặc cho thủy triều của chủ nghĩa thế tục vốn đã quét qua các xã hội của chúng ta, ở nhiều nước – thậm chí những nơi các Kitô hữu chỉ là một thiểu số – Giáo hội Công giáo được coi là một tổ chức đáng tin cậy của công luận, và được tin cậy vì  sự liên đới và mối quan tâm của Giáo Hội đối với những người có nhu cầu lớn nhất. Hết lần này đến lần khác, Giáo Hội đã hành động như một trung gian trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình, hòa hợp xã hội, đất đai, bảo vệ sự sống, con người và quyền công dân, và vv. Và bao nhiêu điều tốt đã được thực hiện bởi các trường trung học Công Giáo và các trường đại học trên toàn thế giới! Đây là một điều tốt. Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy khó có thể làm cho mọi người hiểu rằng khi chúng ta nêu những thắc mắc lạt lẽo khác đối với dư luận, là lúc chúng ta thật rất trung thành chính xác với niềm tin về phẩm giá con người và công ích. (Tông huấn Evangelii Tông Gaudium, số 65, ngày 24 tháng 11 năm 2013)
--------------